Quán cà phê hiện nay rất phổ biến, đây là một loại hình kinh doanh dịch vụ ăn uống bắt buộc phải đăng ký giấy phép. Nếu bạn đang có ý định mở quán, cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ sau để quán hoạt động theo đúng quy định của nhà nước. Dưới đây là một số giấy tờ mà Lafresh tổng hợp được, mời bạn tham khảo.
Đối với mô hình kinh doanh quán cà phê có quy mô nhỏ, bình dân có thể liên hệ với UBND quận/huyện để được hướng dẫn chi tiết làm hồ sơ đăng ký. Còn đối với mô hình kinh doanh lớn, chuỗi hệ thống thì bắt buộc cần phải liên hệ với Sở kế hoạch đầu tư tỉnh/thành phố để được vấn đáp. Trong vòng 3 – 5 ngày tính từ lúc nhận hồ sơ, chủ cơ sở sẽ được nhận Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nếu đủ các điều kiện sau:
Kinh doanh quán cà phê cần giấy tờ gì?
1. Giấy phép đăng ký kinh doanh quán cà phêĐối với mô hình kinh doanh quán cà phê có quy mô nhỏ, bình dân có thể liên hệ với UBND quận/huyện để được hướng dẫn chi tiết làm hồ sơ đăng ký. Còn đối với mô hình kinh doanh lớn, chuỗi hệ thống thì bắt buộc cần phải liên hệ với Sở kế hoạch đầu tư tỉnh/thành phố để được vấn đáp. Trong vòng 3 – 5 ngày tính từ lúc nhận hồ sơ, chủ cơ sở sẽ được nhận Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nếu đủ các điều kiện sau:
- Ngành kinh doanh cá thể không thuộc ngành, nghề cấm theo quy định của Pháp luật.
- Tên chủ cơ sở đăng ký phù hợp với quy định.
- Đã nộp đủ lệ phí đăng ký.
Giấy phép đăng ký kinh doanh quán cà phê
2. Giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩmTrong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ ăn uống đều phải có các giấy tờ chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm. Giấy chứng nhận này sẽ có hiệu lực 3 năm kể từ ngày cấp. Mỗi năm, sẽ có người bên chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm xuống cơ sở kinh doanh để kiểm tra. Do đó, nếu không đáp ứng được tiêu chuẩn và điều kiện trong việc cấp giấy chứng nhận thì cơ sở kinh doanh đó sẽ bị tiến hành thu hồi giấy phép và xử phạt hành chính.
Giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm
3. Giấy chứng nhận phân tích mối nguy và kiểm soát tới hạn (HACCP)HACCP là những nguyên tắc được dùng trong việc tạo dựng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. Dựa vào tiêu chuẩn HACCP để nhận biết mối nguy và thiết lập hệ thống kiểm soát tập trung vào việc phòng thay cho việc kiểm tra thành phẩm. HACCP sẽ được áp dụng xuyên suốt trong chuỗi cung ứng thực phẩm, từ khâu đầu tiên tới khâu tiêu thụ đảm bảo tính an toàn luôn được duy trì.
Giấy chứng nhận phân tích mối nguy và kiểm soát tới hạn (HACCP)
4. Giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu cà phêQuán cà phê có mô hình kinh doanh theo chuỗi, chủ doanh nghiệp cần đăng ký nhãn hiệu hay bảo hộ thương hiệu để đảm bảo độc quyền sở hữu nhãn hiệu đó. Điều này giúp quán cà phê tránh được việc tranh chấp, đạo nhái logo thương hiệu trong quá trình kinh doanh.
Giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu cà phê
4. Một số loại thuế phí cần nộp khi kinh doanh quán cà phêTheo Điều 2, Thông tư 92/2015/TT-BTC quy định, chủ cơ sở kinh doanh cần phải nộp các loại thuế sau:
- Thuế môn bài: Dựa vào mức thu nhập hằng năm của cá nhân, hộ gia đình phải đóng thuế môn bài theo nghị định 139/2016/NĐ-CP. Nếu doanh thu của hộ kinh doanh từ 100 triệu/năm thì sẽ được miễn phí thuế. Từ 100 – 300 triệu/năm sẽ nộp thuế môn bài 300 nghìn đồng/năm. Từ 300 – 500 triệu/năm sẽ nộp 500 nghìn đồng/năm. Từ 500 triệu trở lên sẽ nộp 1 triệu đồng/năm.
- Thuế giá trị gia tăng (GTGT): Mức doanh thu dưới 100 triệu/năm sẽ được miễn nộp thuế GTGT. Còn hơn 100 triệu/năm thì phải đóng cả thuế thu nhập cá nhân, thuế GTGT với tỉ lệ được hướng dẫn tại phục lục kèm theo thông tư 92/2015/TT-BTC. Cụ thể, thuế GTGT của dịch vụ ăn uống là 3%, thuế thu nhập cá nhân là 1.5%.
Một số loại thuế phí cần nộp khi kinh doanh quán cà phê
5. Một số giấy tờ cần thiết khi mở quán cà phêBên cạnh giấy phép kinh doanh và giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm, để quán có thể hoạt động ổn định, chủ cơ sở cần chuẩn bị thêm cho mình một số loại giấy tờ sau:
Bằng cấp chứng chỉ pha chế
Để hoạt động lâu dài và ổn định, bên cạnh yếu tố an toàn, mùi vị thơm ngon sẽ giúp quán cà phê thu hút được nhiều khách hàng. Chính vì vậy, chủ kinh doanh cần có các bằng cấp chứng chỉ pha chế, đây là cơ sở để đánh giá chất lượng đồ uống.
Hợp đồng lao động của nhân viên
Để tránh mất thời than, công sức trong việc tuyển dụng và đào tạo nhân viên, chủ quán cần chuẩn bị hợp đồng lao động cho nhân viên. Đây là yếu tố mang tính ràng buộc về quyền lợi, trách nhiệm cũng như thời gian làm việc đối của nhân viên với cơ sở kinh doanh giúp quán đi hoạt động ổn định cũng như hỗ trợ nhân viên phát huy hết năng lực của mình.
Một số giấy tờ cần thiết khi mở quán cà phê
Tổng kếtTrên đây là một số thông tin cần thiết cho việc mở quán cà phê cần những giấy tờ gì? Hy vọng sẽ giúp bạn có thêm kiến thức để chuẩn bị cho việc mở quán. Nếu cần những nguyên liệu pha chế như nước cốt trái cây, mứt trái cây, sinh tố trái cây,…liên hệ ngay với Lafresh để được tư vấn và báo giá. Đặc biệt, Lafresh còn hỗ trợ cung cấp công thức pha chế miễn phí các loại thức uống phổ biến hiện nay.
Thông tin liên hệ
Cty TNHH LaFresh Đà Lạt
Điện Thoại: 02633555063 - 0909 063 063
Mail: lienhe@lafreshdalat.vn
Văn phòng Đà Lạt: Tổ 87 KBT An Sơn, Phường 4, TP. Đà Lạt, Lâm Đồng.
Bật mí cách tăng giá menu mà không lo mất khách
Top 10 thương hiệu nhượng quyền FnB ít vốn hiện nay
Nhượng quyền thương hiệu là gì? Những lưu ý khi nhượng quyền thương hiệu?
Top 10 Mô Hình Kinh Doanh Quán Cà Phê Phổ Biến Nhất Hiện Nay
Những điều cần biết về mứt trái cây LaFresh
Chuẩn bị nguyên liệu cho món Panna Cotta đơn giản tại nhà